Đau bụng kinh khác đau bụng có thai như thế nào? Làm sao để phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh? Mời chị em cùng queenup.vn đi tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Đau bụng kinh và đau bụng có thai là gì?
- 2. Cơn đau bụng kinh khác đau bụng có thai như thế nào?
- 2.1. Đau bụng kinh lượng máu ra nhiều hơn đau bụng có thai
- 2.2. Cảm xúc thay đổi ở
- 2.3. Đau bụng do mới có thai cảm nhận buồn nôn chậm hơn đau bụng kinh
- 2.4. Chuột rút ở chị em bị đau bụng kinh sẽ tự khỏi khi kết thúc kỳ kinh
- 2.5. Thèm ăn
- 2.6. Size ngực của phụ nữ mang thai sẽ to dần, không có dấu hiệu tự nhỏ lại
- 3. Nên làm gì khi bị đau bụng kinh và đau bụng có thai?
Đau bụng kinh và đau bụng có thai là gì?
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh thường xảy ra ở chính giữa vùng bụng dưới với cảm giác đau bụng âm ỉ kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau bụng kinh thường đau nhiều trong những ngày đầu kỳ kinh và giảm dần vào những ngày cuối – thời điểm lượng máu kinh đã giảm đáng kể.
Chi tiết: Đau bụng kinh – những điều có lẽ bạn chưa biết?
Đau bụng có thai là gì?
Đau bụng có thai có thể bị đau ở vị trí giữa bụng dưới hoặc đau lệch về một bên. Cơn đau bụng mang thai có thể xuất hiện khi phụ nữ hắt hơi, khi cười lớn, khi đứng quá lâu…, cơn đau thường kết thúc nhanh, không kéo dài trong nhiều ngày liên tục.
So với cơn đau bụng kinh thì đau bụng có thai nhẹ hơn, thường chỉ đau lâm râm, không thường xuyên bị đau bụng đột ngột.
Đau bụng có thai thường chỉ xuất hiện trong 4 tuần đầu tiên – thời điểm mà trứng thụ tinh thành công và di chuyển về tử cung và làm tổ.
Cơn đau bụng kinh khác đau bụng có thai như thế nào?
Trên thực tế, phụ nữ chưa từng mang thai rất khó để tự nhận biết mình đang bị đau bụng kinh hay đau bụng có thai bởi các 2 cơn đau bụng này không dễ phân biệt.
Vì vậy, để phân biệt đau bụng có thai với đau bụng kinh, chúng ta có thể dựa vào các yếu tố liên quan dưới đây:
Đau bụng kinh lượng máu ra nhiều hơn đau bụng có thai
Phụ nữ mới mang thai có chảy máu. Đây là máu báo thai (thụ thai thành công) nhưng có rất nhiều phụ nữ nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh. Từ đó nhầm tưởng tháng này ra ít kinh mà không biết rằng mình đã mang thai.
Máu báo thai thường có màu nâu hoặc hồng nhạt với lượng ra ít hơn nhiều so với chu kỳ kinh. Thời gian có máu thai chỉ khoảng 1 – 3 ngày.
Quan sát bạn sẽ thấy máu kinh ra nhiều trong những ngày đầu chu kỳ kinh và giảm dần về những ngày cuối. Máu kinh thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, thời gian ra máu kinh thường kéo dài từ 5 – 7 ngày – dài hơn nhiều so với máu báo thai.
Cảm xúc thay đổi ở
Thay đổi cảm xúc là điều khó tránh khỏi với phụ nữ mang thai. Nó có thể bắt đầu từ thời điểm mới mang thai và kéo dài đến sau khi có con. Mỗi phụ nữ đều có những thay đổi cảm xúc khác nhau có thể là dễ buồn, vui, lo lắng, dễ tủi thân, cáu gắt, mệt mỏi… tùy thuộc vào tác động ngoại cảnh và suy nghĩ của chị em.
Con gái thường đến kỳ kinh trong kỳ kinh bị mệt mỏi nên có những cảm xúc và hành động “không lý giải được” như: cáu gắt vô cớ, nhạy cảm, dễ lo lắng, giận dỗi… Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ “tự mất” khi con gái đi qua những “ngày ấy”.
Đau bụng do mới có thai cảm nhận buồn nôn chậm hơn đau bụng kinh
Nghén, buồn nôn là dấu hiệu đa số bà bầu đều gặp phải. Nhưng phụ nữ có thai thường bị buồn nôn, nôn khan trong khoảng từ tuần thứ 12 trở đi. Khi mới mang thai ít bị buồn nôn, nôn khan. Thông kê cho thấy có khoảng 7% phụ nữ bị nghén từ những tuần đầu tiên.
Phụ nữ đến kỳ kinh thường chỉ có một số trường hợp bị buồn nôn do bị đau bụng kinh dữ dội. Trường hợp đau bụng nhẹ hoặc đau bụng vừa thường ít (hoặc không) có dấu hiệu buồn nôn
Chuột rút ở chị em bị đau bụng kinh sẽ tự khỏi khi kết thúc kỳ kinh
Phụ nữ mới mang thai thường không bị chuột rút. Chỉ đến khoảng tuần thứ 12 trở đi, các cơn chuột rút bắt đầu xuất hiện nhiều dần do bào thai phát triển và đè vào vùng chậu.
Với chị em không mang thai, trước hoặc trong kỳ kinh có thể bị chuột rút từ 1 – 2 ngày và sẽ tự hết sau đó.

Thèm ăn
Trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể bị thay đổi thói quen ăn uống. Thông thường bạn có thể thèm chocolate, carbohydrate, đường và đồ ngọt nói chung. Tuy nhiên, một số người có thể thèm thức ăn mặn và các món khác một cách cuồng nhiệt.
Thèm ăn cũng là một dấu hiệu ở phụ nữ mới mang thai. Chị em có thể “tự nhiên” thèm những đồ ăn mà bình thường chẳng bao giờ nghĩ đến. Thèm ăn có thể xuất hiện từ khi mới mang thai hoặc đến từ tháng thứ 2, 3 và kéo dài trong cả quá trình mang thai.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt thường ăn uống kém hơn, cảm giác chán ăn, sợ ăn do bị đau bụng, đau lưng, người mệt mỏi… Dấu hiệu này mất dần và chị em có thể ăn bình thường vào những ngày cuối kỳ kinh.
Size ngực của phụ nữ mang thai sẽ to dần, không có dấu hiệu tự nhỏ lại
Đau bụng kinh và đau bụng có thai đều có dấu hiệu ngực thay đổi nhưng biểu hiện của chúng là khác nhau.
Khi sắp có kinh nguyệt, phụ nữ thường bị đau và sưng ngực. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và thường nghiêm trọng nhất trong chu kỳ kinh nguyệt.Cơn đau ngực khi đến tháng có thể trầm trọng hơn ở phụ nữ sau sinh. Đến những ngày cuối chu kỳ kinh mức độ đau ngực sẽ cải thiện do hormone progesterone giảm xuống. Size ngực dần trở về kích thước bình thường.
Phụ nữ mới mang thai có thể cảm nhận bầu ngực đầy đặn hơn, “tăng size” đáng kể và không có dấu hiệu ngừng lại. Sau khi hết máu (máu báo thai) kích thước ngực không giảm mà có thể giữ nguyên hoặc to hơn tùy từng giai đoạn. Khi chạm vào ngực cũng có cảm giác đau nhức.

Nên làm gì khi bị đau bụng kinh và đau bụng có thai?
Đối với phụ nữ đau bụng khi mới có thai
Đau bụng có thai thường chỉ xuất hiện trong 4 tuần đầu thai kỳ – khi mà phôi thai quay về làm tổ và bắt đầu phát triển. Hiện tượng đau bụng này sẽ tự hết hoàn toàn khi thai nhi đã “ấm êm”. Vì vậy chị em không cần quá lo lắng khi bị đau bụng lúc mới mang thai mà hãy xoa dịu cơn đau bằng cách:
- Xoa nhẹ nhàng vùng bụng dưới để bụng nóng lên giúp cơn đau dịu bớt.
- Không đứng, ngồi quá lâu.
- Ăn và uống các thực phẩm có tính ấm.
- Ngủ đủ giấc, tránh stress căng thẳng.
- Tránh vận động quá sức hoặc các hoạt động mạnh.
Đối với phụ nữ đau bụng kinh
Cơn đau bụng kinh diễn ra hàng tháng nên tìm và áp dụng các cách giảm đau bụng kinh tại nhà là việc làm hiệu quả và tiện lợi cho chị em. Dưới đây là một số mẹo chữa trị đau bụng kinh chị em có thể tham khảo:
- Chườm ấm bụng.
- Uống các thức uống có tác dụng giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt như: nước sắc cây ngải cứu, nước sắc cây ích mẫu, cây hương phụ (cây cỏ gấu)…
- Uống các loại trà có tính ấm: trà gừng, trà quế, sữa ấm, sữa pha bột quế…
- Giảm đau bụng kinh bằng phương pháp diện chẩn.
- Châm cứu và bấm huyệt.
- Thiện định hàng ngày giúp tự tại, tĩnh tâm và giảm đau.
- Tập các bài Yoga giảm đau bụng kinh.
- Kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, tránh đồ ăn có tính hàn, các thức uống gây hại như rượu, bia, cafe…
Do chi tiết các cách giảm đau khá dài chúng tôi không thể cung cấp các thông tin đầy đủ tại đây. Mời bạn tham khảo chi tiết tại: